Trang chủ»Tin tức»Nhà mạng ồ ạt tung ra gói cước OTT

Nhà mạng ồ ạt tung ra gói cước OTT

10/10/2013 | Lượt xem: 1.478 | Viết bởi: admin

Tại Hàn Quốc, đầu năm 2012, ba hãng viễn thông Hàn Quốc đã thúc giục Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) chặn dịch vụ thoại miễn phí của ứng dụng Kakao vì theo họ, ứng dụng này “có thể dẫn tới quá tải mạng lưới, khiến chất lượng dịch vụ giảm và nếu doanh thu giảm, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cước”. Tuy nhiên, tháng 6/2012, KCC lại tuyên bố ứng dụng mang lại lợi ích cho khách hàng. Các thuê bao di động ở Hàn “được thể” ồ ạt sử dụng ứng dụng thoại miễn phí. Tuy nhiên, ngay sau đó chất lượng các cuộc gọi trở nên chập chờn và nhiều người dùng không thể dùng tính năng gọi miễn phí của KakaoTalk. Cuối cùng, KCC cho phép các nhà mạng thu phụ phí sử dụng các ứng dụng VoIP trên mạng lưới của họ.

Các nhà mạng Hàn Quốc một mặt giới thiệu chính sách giá cước mới, cho phép người dùng sử dụng dịch vụ VoIP nhưng có giới hạn mỗi tháng và nếu vượt quá, họ sẽ bị tính phí. Thuê bao của SK Telecom và KT cũng phải đăng kí gói 3G không giới hạn với mức cước cao để sử dụng dịch vụ VoIP chất lượng tốt, và các cuộc gọi VoIP cũng phải chịu giới hạn dữ liệu trong mỗi tháng.

Mặt khác, nhà mạng Hàn bắt tay nhau chống lại các ứng dụng OTT bằng cách ra mắt dịch vụ OTT riêng có tên “joyn” vào cuối năm 2012. Ứng dụng này cũng được Hiệp hội GSM hỗ trợ tiếp thị mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên, một khảo sát được thực hiện vào tháng Tám cho thấy chỉ 7% các nhà mạng và các hãng di động ảo (MVNO) tin rằng joyn là giải pháp để chống lại các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT, còn 29% tin rằng joyn không thể đánh nổi các ứng dụng OTT, 36% không chắc joyn sẽ thành công hay thất bại.

Một phát hiện nữa là có 29% nó rằng dù joyn có thể cạnh tranh với các ứng dụng OTT song vấn đề nằm ở chỗ sẽ mất quá nhiều thời gian để phát triển joyn đến độ nó có thể cạnh tranh được. Đó cũng là mối lo chung của các nhà mạng trong cuộc chiến chống các OTT.

Xu hướng hợp tác lên ngôi

Đó là lý do tại sao cuộc khảo sát trên đã phát hiện ra có 36% các nhà mạng đang chọn giải pháp hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT. Con số này tăng so với mức 32% của năm 2012.

Thực ra, thị trường cũng đã chứng kiến ngày càng có nhiều cái bắt tay giữa nhà mạng và các hãng OTT như Skype, Facebook và WhatsApp, và theo hãng nghiên cứu Ovum những hoạt động hợp tác này được cho là sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2014.

Các nhà mạng ở những thị trường mới nổi dường như đặc biệt tán đồng với xu hướng hợp tác này. Tại Ấn Độ, các nhà mạng như Airtel, Tata DoCoMo, Aircel và Reliance đều đã có những ký kết hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ OTT như Nimbuzz, WhatsApp và Facebook để cung cấp truy cập không giới hạn đến các dịch vụ OTT với một mức phí hàng tháng.

Mới đây, nhà mạng Globe Telecom của Philippines cũng bắt đầu cung cấp gói cước sử dụng không giới hạn đến các dịch vụ OTT như Viber, Facebook Messenger, Kakao, WeChat, WhatsApp, Line và các dịch vụ khác trong gói cước trả trước hàng ngày GoUNLI30 của họ. Tại Trung Quốc, China Unicom cũng đã bắt tay với Wechat trong khi China Telecom thành lập liên doanh với Netease để phát triển dịch vụ cạnh tranh.

Translate »